Tin tức
Hội Thánh Đức Chúa Trời là một tôn giáo mới, không phải tà giáo
Hội Thánh Đức Chúa Trời là một tôn giáo mới, không phải tà giáo
Hội Thánh Đức Chúa Trời chủ yếu truyền đạo vào tầng lớp thanh niên nhất là những người học đại học tức là các trí thức đã có sự trưởng thành nhất định về mặt nhận thức. Trong một clip, một thanh niên với ngôn từ bẩn thỉu mất dạy đã chất vấn một người theo đạo đã học qua đại học, rõ ràng anh ta đã nói là các clip là dàn dựng và bôi nhọ, cũng không hề có đa cấp hay phải nộp tiền 10% một tháng.
Rõ ràng truyền thông mạng đang bôi nhọ thông tin, sử dụng một số video dàn dựng để nhằm tấn công vào một tôn giáo. Đây là một trào lưu vi phạm tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng của người khác môt cách thô bạo.
Thử hỏi các thanh niên đang lao vào một trào lưu tấn công tôn giáo theo phong cách bôi nhọ Pháp luân công ở Trung Quốc đã bao giờ quan tâm tới tôn giáo là gì chưa? Tất nhiên mọi tôn giáo đều chăm sóc phần linh hồn, phần tâm linh. Cả đạo Phật, đạo Thiên chúa hay đạo mẫu đều như vậy. Muốn có tiền dễ mà không phải lao động thì các bạn chỉ có cách theo Minh giáo đi mang quân phục ra đường là có tiền.
Còn việc thắp hương bàn thờ, thì 3 tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi Giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và tin lành đều không thắp hương người đã khuất, họ chú trọng vào chăm sóc bố mẹ lúc còn sống và có cách tưởng niệm sau khi chết khác hẳn chúng ta. Riêng công giáo ở VN bắt đầu lập bàn thờ ông bà từ năm 1972 và giờ đã phổ biến.
———–
Một số Tân giáo, nếu chịu khó khảo cứu, thì thấy nó giống với phong trào sống mới, tích cực, nhiều năng lượng và thực tế hơn.
Nhìn lại tín ngưỡng, tôn giáo nước ta, có mấy điều phải lưu tâm:
– tín ngưỡng mê tín dân gian đã được nâng lên thành đạo, được cấp phép hợp pháp, là những giao điểm cho những người muốn tiếp xúc thế giới bên kia.
– Phật giáo vẫn còn nhiều chùa cúng dâng sao, giải hạn, việc thờ cúng đi ngược lại các quy tắc của Phật giáo nguyên thủy.
– Chánh trị được lồng ghép trong các sanh hoạt tôn giáo, theo hướng hỗ trợ chánh sách nhà nước.
– Tệ buôn thần bán thánh công khai.
– Một số người lợi dụng hình ảnh lãnh tụ để phong thánh, lập đạo mới kết hợp tín ngưỡng dân gian….
Vì vậy, trên phương diện xã hội, pháp luật, để xác định một tín ngưỡng, một tôn giáo có phải tà đạo hay ko, thì phải dựa vào mấy tiêu chí sau:
– Có chánh trị chi phối ko?
– Có chống phá chánh quyền ko?
– Có cổ suý các hành vi vi phạm pháp luật, băng hoại đạo đức ko?
– Chủ chăn có lợi dụng giáo lực, giáo luật để tư lợi vật chất, tình dục từ tín đồ ko?
———–
Vì sao báo chí lại khẳng định Hội thánh Đức Chúa Trời là Tà giáo, chỉ vì tín đồ dâng lễ, uống nước thánh và ko thờ phụng tổ tiên?
Hội thánh này tuy quan điểm trái ngược với Cơ đốc giáo, Cơ đốc Phục Lâm Tin Lành, nhưng nó là tổ chức hợp pháp tại Hàn quốc, và nhiều nước trên thế giới với hàng triệu tín đồ.
Tại Việt Nam, họ chưa được chính quyền công nhận, nhưng ở Saigon chính quyền địa phương đồng ý cho đăng ký một điểm sinh hoạt tôn giáo tại Bình Chánh.
Nói thêm về những yếu tố mà báo chí quy kết Tà giáo:
– Dâng lễ: cơ đốc nhân đều biết, và điều luật 1/10 tài sản của tín đồ đều có ghi trong Cựu ước. Việc dâng lễ dựa trên tinh thần tự nguyện, nó cũng giống như cúng dường tam bảo bên Phật giáo.
– Thứ nước màu đỏ: thực ra là rượu vang, tượng trưng cho máu Chúa, cơ đốc nhân nào ko biết điều này?
– Việc trùm khăn làm lễ là quy ước nguyên thủy, có ghi trong cựu ước. hồi giáo, cũng có trùm khăn vậy.
– Quan điểm ko thờ ông bà, ko ăn đồ cúng: cơ đốc giáo hồi mới du nhập Việt Nam cũng vậy. Tín đồ Tin lành cũng ko ăn đồ cúng, ko thắp hương ông bà.
– Làm lễ có yếu tố tâm linh bằng các kỹ thuật tâm lý như lên đồng, té ngã: so với Đạo Mẫu của ta thì muỗi.
Cuối cùng, đến bây giờ, chưa phát hiện Hội Thánh Đức Chúa Trời cổ suý người ta hy sanh, giết người, đấu tố cha mẹ, anh em, loạn luân, cung nạp tài sản cho sự nghiệp hội thánh, chống chính quyền….??? vậy dựa trên cái gì để kết luận họ là Tà giáo???
Vấn đề là Đức tin của mỗi người, thời gian và tiền bạc của mỗi người có cho họ theo đuổi Đức tin đó hay ko?
Và nó phụ thuộc nhận thức của mỗi người về cách sử dụng thời gian, tìm nơi nương tựa tâm linh.
Cái lỗi lớn nhứt, là Hội thánh này chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.
Tại sao cái gì mới, ko giống như đi lễ hội ở ta, thì đều quy kết là tà giáo???
Hội Thánh Đức Chúa Trời (hay còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ), do Ahn Sahng-hong thành lập tại Hàn quốc vào năm 1964, và tái lập vào năm 1985 bởi Jang Gil ja, trên cơ sở của Tin Lành.
Tại Việt Nam, theo chân người Hàn, phong trào này đã có từ lâu ở phía nam, nhưng ko rầm rộ và cực đoan như phía bắc gần đây. Và Việt Nam chưa công nhận tôn giáo đối với phong trào này.
Ahn Sahng-hong sinh ra trong gia đình Phật giáo, lớn lên cải đạo sang Tin lành và tham gia giáo hội, nhưng sau đó bị khai trừ vì có quan điểm trái ngược với tín lý.
* Hội thánh Đức Chúa trời quan điểm:
1. Hội thánh tin vào Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ mà Kinh thánh làm chứng và đã khôi phục lại lẽ thật của Hội thánh Sơ khai. Hội thánh tin rằng họ đang làm theo tất cả mọi lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh và được giải thích kỹ càng trong những cuốn sách của Ahn Sahng-hong.
2. Hội thánh tin rằng Jêsus đã đến lần thứ hai trong xác thịt dưới hình dáng loài người. Họ tin rằng Ahn Sahng-hong chính là Jêsus đến lần thứ hai với tên mới (Khải huyền 3:11-12 và Khải huyền 2:17) và làm ứng nghiệm hết thảy lời tiên tri mà duy chỉ có Jêsus mới có thể hoàn thành.
3. Đức Chúa Trời Mẹ: Bởi vì Kinh thánh có ghi chép “Thánh Linh và Vợ Mới” (Thần khí và Tân Nương) ở Khải huyền 22:17, hội thánh tin rằng Vợ Mới (Tân Nương) chính là Đức Chúa Trời Mẹ. Theo như ghi chép trong Kinh thánh ở Sáng thế ký 1:26-27 Đức Chúa Trời phán “Chúng ta”, làm chứng rằng Đức Chúa Trời tồn tại hai hình ảnh: Đức Chúa Trời mang hình nam và Đức Chúa Trời mang hình nữ. Hội thánh gọi Đức Chúa Trời mang hình nữ là Đức Chúa Trời Mẹ. Họ giải thích theo như lời tiên tri Kinh thánh, Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện vào những ngày sau cùng giống như việc Đức Chúa Trời đã tạo nên Eva vào thời điểm cuối cùng trong quá trình 6 ngày sáng tạo nên trời đất và muôn vật.
4. Các ngày lễ trọng thể: Hội thánh cử hành 7 Lễ trọng thể được ghi chép trong Lê-vi-ký 23: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh), Lễ Ngũ Tuần, Lễ Kèn Thổi, Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm. Hội thánh cử hành các ngày lễ trọng thể theo như Giao Ước Mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên phân biệt với những lễ trọng thể trong Cựu Ước.
5.Ngày Sa-bát: Hội thánh giữ ngày Sa-bát thứ Bảy theo như lời phán của Đức Chúa Trời trong Sáng thế ký 2:1 (tham khảo thêm Mác 16:9). Ngày Sa-bát thứ Bảy được Kinh thánh biểu hiện là một dấu giữa Đức Chúa Trời và người dân của Ngài (Ê-xê-chi-ên 20:12, Xuất Ê-díp-tô Ký 31:13), và đây là ngày mà các thánh đồ phải giữ sự thờ phượng theo như sự làm gương của Đức Chúa Jêsus cũng giữ ngày Sa-bát 2000 năm về trước (Luca 4:16). Các thánh đồ hội thánh giữ 3 lễ thờ phượng vào ngày Sa-bát. Giữa các buổi thờ phượng, các thánh đồ tham gia những hoạt động của hội thánh như học Kinh Thánh, xem video của hội thánh và phát biểu Kinh Thánh giữa các tín đồ.
6. Về hình tượng: Hội thánh tin rằng theo như sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời về việc cấm làm ra bất kỳ hình tượng nào và thờ lạy (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4), những vật dụng như thập tự giá, tượng đúc hay tượng chạm… không được dựng hoặc đặt trên nóc hoặc bất kỳ nơi nào bên trong hội thánh.
7. Nguồn gốc của loài người và sự chuộc tội: Hội thánh tin rằng tất cả loài người trên trái đất này vốn dĩ là những thiên sứ ở trên trời. Những thiên sứ này đã phạm tội với Đức Chúa Trời ở trên trời và bị đuổi xuống trái đất như là một cơ hội thứ hai để được quay trở về Thiên Đàng. Họ cho rằng cách duy nhất để chúng ta có thể trở về quê hương Nước Thiên Đàng đó là giữ Lễ Vượt Qua Giao Ước Mới với bánh và rượu nho (thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus) và làm theo mọi sự dạy dỗ của Kinh thánh được khôi phục lại bởi Ahn Sahng-hong. Hội thánh tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ, là Vợ Mới (Jang Gil-ja) đang ban nước sự sống vào những ngày sau rốt (Khải Huyền 22:17).
8. Nghi thức Báp-têm: Hội thánh cử hành nghi thức báp-têm như là bước đầu tiên để nhận lấy sự cứu rỗi. Phép báp-têm phải được cử hành nhân danh của Đức Cha (Giê-hô-va), Đức Con (Jêsus) và Đức Thánh Linh (Ahn Sahng-hong).
9. Sự cầu nguyện: Hội thánh tin rằng sự cầu nguyện phải nhân danh Đức Thánh Linh Ahn Sahng-hong vào những ngày sau cùng và nữ tín đồ phải mang khăn trùm đầu khi cầu nguyện theo như 1 Cô-rinh-tô 11:1-16.